A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiếp tục đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các tổ hòa giải ở cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn tổ chức thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL, vận động, thuyết phục Nhân dân hạn chế phát sinh mâu thuẫn...

Ngày 08 tháng 11 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 3857/UBND-NC về việc đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh, địa phươngvề thực hiện công tác hòa giải nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này; từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải trong giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư.

Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp ở địa phương tích cực tuyên truyền việc thực hiện thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Công văn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở: Đảm bảo mỗi một thôn, tổ dân phố có ít nhất một tổ hòa giải. Tăng cường huy động lực lượng công an, vận động đội ngũ luật sư, luật gia, người đã từng công tác trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và đang sinh sống tại địa bàn, người có uy tín tham gia hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở. Phát huy vai trò của đội ngũ tập huấn viên hòa giải ở cơ sở tại địa phương trong việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở, lồng ghép kỹ năng dân vận khéo trong hòa giải ở cơ sở để nâng cao trình độ, năng lực của hòa giải viên nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở (như xây dựng bài giảng điện tử, phát hành tài liệu điện tử, thành lập nhóm zalo, facebook... để trao đổi, thảo luận kiến thức, nghiệp vụ, kinh nghiệm giữa tập huấn viên với hòa giải viên và giữa các hòa giải viên; tiếp nhận, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình hòa giải của hòa giải viên)…

Chú trọng thực hiện tiêu chí về hòa giải ở cơ sở trong bộ tiêu chí xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính  phủ (chỉ  tiêu  1,  chỉ  tiêu  2), Phụ  lục  I  ban  hành  kèm  theo  Thông  tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan. Xây dựng mô hình điển hình về hòa giải cơ sở hoạt động hiệu quả theo Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng BộTư pháp; quan tâm chỉ đạo nhân rộng và khen thưởng các mô hình hoạt động có hiệu quả.

Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí, hỗ trợ các nguồn lực cần thiết cho công tác hòa giải ở cơ sở, đặc biệt quan tâm bố trí đủ nguồn kinh phí chi thù lao vụ, việc hòa giải cho hòa giải viên tại địa phương theo đúngquy định; huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở và Điều 3 Nghị định số15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản khác có liên quan.

Tiếp tục gắn công tác hòa giải với công tác thi đua, đưa kết quả lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm ở địa phương; định kỳ sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắccông tác hòa giải ở cơ sở.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các tổ hòa giải ở cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn tổ chức thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL, vận động, thuyết phục Nhân dân hạn chế phát sinh mâu thuẫn.

Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải, quan tâm đến các lĩnh vực dễ phát sinh mâu thuẫn tranh chấp trong thực tế (quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị...) nhằm hạn chế phát sinh mâu thuẫn.

Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nội dung liên quan đến công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tiêu chí tiếp cận pháp luật trong đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luậttại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tư pháp; Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 3608/KH-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2021 và các chỉ đạo về tiếp tục nâng cao tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm, mục đích, ý nghĩa thực hiện nhiệm vụ này; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí thành phần về chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp và chuẩn đô thị văn minh ban hành kèm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2022; số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022; số 318/QĐ-TTg và số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022; số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022; Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Kế hoạch, Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp.

Tăng cường tập huấn, hướng dẫn chấm điểm, đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bằng hình thức phù hợp; chú trọng chỉ đạo xây dựng mô hình điển hình về PBGDPL và hòa giải ở cơ sở; kịp thời hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng, động viên, khen thưởng đối với mô hình hay, cách làm hiệu quả này; đồng thời, chủ động huy động nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất khác từ nguồn xã hội hóa (ngoài nhà nước) để hỗ trợ công tác PBGDPL trên địa bàn theo đúng hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Tổ chức kiểm tra kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; rà soát, đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu theo quy định để có kế hoạch triển khai các giải pháp duy trì kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đồng thời hỗ trợ cấp xã khắc phục các tiêu chí còn hạn chế hoặc chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai các nhiệm vụ theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị -xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, hướng dẫn, phối hợp thực hiện Luật Hòa giải ở cơ cở và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về công tác hòa giải ở cơ sở nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của công tác này ở cộng đồng dân cư. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức phổ biến các nội dung của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan cho các thành viên, hội viên; giám sát, phản biện xã hội, vận động thành viên, hội viên tham gia xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giám sát kết quả đánh giá công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.


Tác giả: Tổng hợp
Tin liên quan