A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lòng, lề đường ngày càng bị lấn chiếm

Ngang nhiên đỗ xe, dừng xe ở lòng, lề đường từ lâu đã trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Ấy thế nhưng, theo thời gian, tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và phần nào đó làm xấu đi cảnh quan đô thị.

C:UsershhhhDesktopuntitled3-1920.jpg

Tình trạng phương tiện giao thông đỗ xe lấn chiếm lòng, lề đường ngày càng gia tăng.

Dạo quanh các tuyến đường lớn, nhỏ ở thành phố Kon Tum, ta sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc xe ô tô, xe máy,… dừng hoặc đậu xe ngổn ngang ở dưới lòng, lề đường, thậm chí có những chiếc xe đỗ ở dưới lòng đường đến hàng giờ đồng hồ. Ở các tuyến đường chính như Phan Đình Phùng, Trần Phú, Bà Triệu,… vốn rộng rãi, cảnh quan là thế. Ấy vậy mà sự xuất hiện ngày một dày đặc của những chiếc xe ngang nhiên đậu ở dưới lòng, lề đường, thậm chí là còn đậu ngay trước cổng và lối ra vào của nhà người dân. Phần lớn tình trạng ấy diễn ra chủ yếu ở những xe ô tô.

C:UsershhhhDesktop39913087_1403502586461321_1213464158180212736_n.jpg

Tình trạng phương tiện giao thông đỗ xe lấn chiếm lòng, lề đường trên một đoạn đường Trần Phú

Lòng, lề đường là lựa chọn của không ít người khi tham gia giao thông tận dụng để dừng và đỗ xe. Dẫu biết đó là cách thuận tiện nhanh chóng để những chủ xe có thể thực hiện công việc cá nhân. Thế nhưng, vô tình nó đã làm cản trở giao thông thường ngày trên đường phố cũng như làm mất đi cảnh quan đô thị trên các tuyến đường lưu thông của người dân.

Đến một đoạn đường Lê Lợi, khung cảnh bày ra trước mắt đó là trước một quán bán cháo dinh dưỡng, đủ các loại xe máy đậu ngổn ngang và vô ý thức, có những chiếc xe còn lấn chiếm ra tận giữa đường đi gây búc xúc cho những người khi đang tham gia giao thông trên tuyến đường ấy. Ở những con hẻm nhỏ như hẻm đường Trần Quang Khải, tần suất xuất hiện của xe ô tô cũng như xe máy hai bên đường luôn dày đặc và việc dừng, đỗ xe không theo một trật tự nhất định khiến cho người đi bộ, người điều khiển xe cộ gặp nhiều khó khăn, cản trở sự đi lại của giao thông đường bộ. Có những con đường hẻm nhỏ, xe cộ vẫn ngang nhiên lấn chiếm lòng đường, làm cho đường đã hẹp lại càng thêm hẹp hơn nữa, làm hạn chế khả năng di chuyển của các loại phương tiện giao thông cũng như người đi bộ. Hay như đoạn đường Trần Phú, có những chiếc xe ô tô đỗ xe với “tư thế” rất nguy hiểm, một nửa xe thì ở trên bậc vỉa hè, một nửa thì lại nằm dưới lề đường làm cho xe có độ nghiêng hẳn về phía ngoài đường; và những chiếc xe cứ theo hàng dài ở hai bên dọc theo hai lề đường của hè phố.

C:UsershhhhDesktop39880740_1403502719794641_5418924494645362688_n.jpg

Xe máy đỗ ngang nhiên và lộn xộn ngay lòng đường Lê Lợi

Có thể thấy chính những tình trạng trên sẽ dễ dẫn đến những vụ tai nạn giao thông thương tâm đối với những người tham gia giao thông hằng ngày; gây ách tắc giao thông nhất là những giờ cao điểm; làm các tuyến đường không được thông thoáng trong quá trình lưu thông xe cộ và hơn cả làm ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị của các tuyến đường trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố nói riêng. Có lẽ rằng việc dừng, đỗ xe ngang nhiên dưới lòng, lề đường hiện nay đã dần trở thành “căn bệnh mãn tính”, cần phải có liều thuốc đặc trị. Bởi hậu quả mà tình trạng đó gây ra là rất đáng nguy hiểm và cần phải đề phòng.

Đối với quy định về việc dừng đỗ xe được quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008. Cụ thể, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

– Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

– Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Ngoài ra, còn có các quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết, đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

– Đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

– Phạt từ từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với các hành vi dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ. Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật ; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.

– Dừng xe, đỗ xe, gây ùn tắc giao thông và dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

C:UsershhhhDesktop39924004_1403502679794645_3961774337450573824_n.jpg

Các loại xe đỗ lấn chiếm ở các lề đường với thời gian rất lâu

Có thể thấy thực tế tình trạng đỗ xe lấn chiếm lòng, lề đường đang ngày một gia tăng và có ảnh hưởng không nhỏ đến với giao thông đường bộ hiện nay. Chỉ vì muốn công việc cá nhân được giải quyết nhanh chóng và tiện lợi mà những chủ xe đã vô tình gây ra những hệ lụy khôn lường đối với những người đang lưu thông trên các tuyến đường. Để đảm bảo an toàn đối với giao thông đường bộ cũng như không làm mất đi cảnh quan đô thị, mỗi cá nhân khi tham gia giao thông cần nêu cao ý thức bản thân hơn nữa trong việc xác định, lựa chọn chỗ dừng, đỗ xe cho phù hợp tránh gây mất trật tự an toàn giao thông trong thành phố nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh nói chung.

Nhật Lệ