A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Ngày 25/02/2021, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND Quy định về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo trên địa bàn tỉnh. Kon Tum.

https://haiphong.gov.vn/Upload/hpgov/2020/03/tiepdan6372.jpg

Tăng cường tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (ảnh haiphong.gov.vn)

Quy định kèm theo Quyết định gồm 03 chương với 15 Điều; Quy định việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (gọi chung là quyết định giải quyết khiếu nại), kết luận nội dung tố cáo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Các nội dung không đề cập tại Quy định này, được thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định này áp dụng đối với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; Thanh tra thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra: Các hoạt động phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; Được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc; Chánh Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định.

Quyết định quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; việc báo cáo kết quả thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện.

 Điển hình về nội dung kiểm tra như sau:

1)Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện khi tiến hành kiểm tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của mình hoặc cuả Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cần xem xét, đánh giá các vấn đề sau đây:

– Quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra;

– Kết quả thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo (bao gồm những nội dung đã hoàn thành và những nội dung chưa hoàn thành, kèm theo tiến độ thực hiện);

– Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo (khó khăn, vướng mắc khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện);

– Các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan trong việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo;

Nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan đối với tình trạng chưa hoàn thành thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo (làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra).

(2). Thanh tra tỉnh có trách nhiệm kiểm tra định kỳ theo kế hoạch được Chánh Thanh tra tỉnh phê duyệt hằng năm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo và văn bản chỉ đạo thực hiện của cơ quan có thẩm quyền.

(3) Trong quá trình tiến hành kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm thu thập các tài liệu, thông tin có liên quan nhằm xác minh làm rõ các nội dung kiểm tra.

Thái Ngân

 


Tin liên quan