A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xử lý khi bị đuối nước: Bơi tự cứu

 

Thời gian gần đây, tại tỉnh Kon Tum nói riêng và trên cả nước nói chung tình hình số người bị tử vong do đuối nước liên tục tăng cao. Nhất là trong giai đoạn mùa hè, các em học sinh được nghỉ học, việc các bậc cha mẹ không thể kiểm soát con em và để xảy ra điều đáng tiếc là rất phổ biến.  

Kon Tum là một tỉnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 và cao điểm là vào tháng 8. Vào mùa mưa nước dâng cao tại các hồ, suối, sông cũng như tập trung nhiều tôm, cá từ thượng lưu đổ về, thu hút người đánh bắt. Thông thường, các hồ, suối cách khá xa khu dân cư nên việc phát hiện trường hợp đuối nước và xử lý kịp thời rất khó.

Điển hình vào chiều ngày 28/5/2017, một nhóm trẻ em rủ nhau tắm sông Đắk Bla, đoạn qua thôn 12, xã Đắk Tờ re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Trong lúc đang tắm, bé trai N.K.L (10 tuổi) không may bị đuối nước. Khi phát hiện, cả nhóm liền tri hô, kêu cứu người dân xung quanh. Nhưng do địa điểm cách khá xa nhà dân nên khi người dân tới nơi thì em đã bị nước cuốn đi xa. Sự việc thương tâm khác gần đây nữa là vào ngày 24/6/2017, ông A.D (42 tuổi) cùng con trai là A.Đ (6 tuổi) đang thả đơm bắt cá trên sông Đăk Bla thì bất ngờ bị lật thuyền khiến hai cha con bị nước cuốn trôi.

Chính việc không biết bơi là một trong những sự việc đau lòng trên. Mặt khác nữa vì Kon Tum là một tỉnh có địa hình đồi núi, việc sau khi mưa nước từ thượng lưu đổ về với tốc độ chảy nhanh, xiết là rất bất ngờ. Tại đáy của các sông và suối rất phức tạp, nhiều các hực sâu, đá ngầm gây nguy hiểm. Nhiều gia đình chưa quan tâm quản lý và cho các con học các kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy ngoài việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức phòng chống chết đuối, bản thân mỗi người chưa biết bơi cần phải biết kỹ thuật tự cứu mình trước khi đợi người khác đến cứu nếu chẳng may bị rớt xuống nước. Đó là kỹ thuật: “Bơi tự cứu”.

 

Hình minh họa


Kỹ thuật được thực hiện qua bốn bước như sau và có thể luyện tập trên cạn:

– Bước 1: Phải thật bình tĩnh xử lý, người thả lỏng, ngậm miệng hoặc có thể lấy tay bịt mũi để tránh gây sặc nước (rất nguy hiểm vì khi đó tâm lý bị hoảng loạn).

– Bước 2: Khi đó người ta sẽ nổi dần lên, đầu úp sát mặt nước, duỗi hai chân ra sau, ra tư thế bập bênh bán an toàn.

– Bước 3: Dùng tay hoặc chân quạt mạnh từ trên xuống ra phía sau, làm sao cho đầu có thể nổi lên trên mặt nước.

– Bước 4: Khi đầu nổi thì nhanh chóng lấy hơi bằng miệng hoặc bằng mũi thật nhanh, sâu. Sau đó ngậm mồm, khi chìm thở ra bằng mũi hoặc miệng từ từ và làm lại từ bước 1.


Xuân Đức – Phòng CS PCCC&CNCH