A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính

Triển khai Văn bản số 1234/VPCP-V.I ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về việc chỉ đạo công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính (TTHC) và thi hành án hành chính (THAHC); Ngày 21 tháng 3 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 777/UBND-NC để triển khai thực hiện.
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau:

Cục Thi hành án dân sự tỉnh; các sở, ban ngành thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định thời hạn, trình tự, thủ tục THAHC và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp luật TTHC và THAHC và các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chấp hành pháp luật TTHC và THAHC trên địa bàn tỉnh (các Văn bản: Số 1948/UBND-NCXDPL ngày 31 tháng 7 năm 2019; số 3226/UBND-NC ngày 04 tháng 12 năm 2019; số 2565/UBND-NC ngày 26 tháng 07 năm 2021; số 2655/UBND-NC ngày 02 tháng 8 năm 2021; số 4423/UBND-NC ngày 14 tháng 12 năm 2021 và số 1000/UBND-NC ngày 12 tháng 4 năm 2022).

Triển khai theo phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Báo cáo số 36/BC-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2023 của Bộ Tư pháp về tình hình chấp hành pháp luật TTHC và kết quả THAHC năm 2022, trong đó:

Thực hiện tổng kết thực tiễn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp luật TTHC và THAHC trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả việc chấp hành pháp luật TTHC và THAHC trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm tham gia phiên tòa, tham gia đối thoại, giải trình và cung cấp hồ sơ, chứng cứ theo quy định của Luật Tố tụng hành chính; tổ chức thi hành dứt điểm các bản án đã có hiệu lực thi hành, nhất là bản án hành chính đã kéo dài nhiều năm (nếu có).

Tích cực nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về TTHC và THAHC nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành (nếu có) gửi Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp.

Thực hiện thống kê và báo cáo nghiêm túc, đầy đủ tình hình và kết quả chấp hành pháp luật TTHC và THAHC theo đúng quy định của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 2655/UBND-NC ngày 02 tháng 8 năm 2021.

Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp khó khăn, vướng mắc, hoặc vượt thẩm quyền kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) xem xét theo quy định.

Cục Thi hành án dân sự tỉnh theo dõi 100% bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có nội dung theo dõi và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kiến nghị xử lý trách nhiệm người phải thi hành án chậm thi hành án, không chấp hành hoặc không chấp hành đầy đủ, không đúng bản án, quyết định của Tòa án.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết thực tiễn thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp luật TTHC và THAHC trên địa bàn tỉnh (sau khi có chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tư pháp).

Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp biết, chỉ đạo.


Tác giả: Thái Ngân
Tin liên quan