A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Công văn số 480/VPCP-PL ngày 20 tháng 01 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xét đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau: 

Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện, hiệu quả các quy định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; nghiêm túc chỉ đạo việc tự kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Thông tư số 14/2021/TT-BTP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ. Tích cực tham gia nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau khi có Văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp). 

Chủ động tham gia nghiên cứu đề xuất, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nhằm tháo gỡ vướng mắc về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, về kinh phí nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Tiếp tục thực hiện công tác rà soát, kiểm tra, xây dựng, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa phương về xử lý vi phạm hành chính. Từ đó, kịp thời phát hiện các bất cập, tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật và đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho người thi hành công vụ mà có thể dẫn đến sai sót khi áp dụng và bị xem xét, xử lý kỷ luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp khó khăn, vướng mắc, hoặc vượt thẩm quyền kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu) biết, chỉ đạo. 

Giao Sở Tư pháp chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện văn bản này. Kịp thời báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện. Định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo đúng quy định.


Tác giả: Khánh Vi
Tin liên quan